Cách khắc phục một số lỗi thường gặp của biến tần Fuji

Đăng bởi Admin vào lúc 03/01/2020

CÁCH KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP CỦA BIẾN TẦN FUJI

 

Nhu cầu sử dụng điện năng của con người càng ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của các công ty chuyên cung cấp các thiết bị điện năng, phục vụ nhu cầu của con người. Biến tần Fuji là một trong những thiết bị tự động hóa phổ biến và được nhiều người sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về loại biến tần này qua bài chia sẻ dưới đây.

Biến tần Fuji là gì?

Kết quả hình ảnh cho Biến tần Fuji là gì?

Biến tần Fuji là dòng biến tần rất nổi tiếng và lâu đời bậc nhất ở Nhật, nó bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ những năm 1980 bởi hãng Fuji Electric với họ FVR-F. Fuji Electric là nhà tiên phong trong công nghệ IGBT tại Nhật, hiện nay một số hãng nổi tiếng trên thế giới như Mitsubishi, ABB,… đều đang sử dụng IGBT do Fuji sản xuất. Trải qua bao năm tháng tồn tại và phát triển, tập đoàn Fuji Electric đang dần khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp thiết bị tự động hóa trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Một số lỗi thường gặp ở biến tần Fuji

Kết quả hình ảnh cho Một số lỗi thường gặp ở biến tần

Trong quá trình sử dụng, người dùng đôi lúc gặp phải các sự cố liên quan đến biến tần. Các sự cố làm mất nhiều thời gian khắc phục, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Một số lỗi thường gặp của loại thiết bị tự động hóa này như:

- Lỗi quá dòng (Overcurrent) - OC1

- Lỗi quá áp (Overvoltage) - OV1

- Lỗi bảo vệ áp thấp (Undervoltage) - LU

- Lỗi mất pha vào (Input phase loss) - L in

Với những lỗi này, chúng ta cần phải lưu ý để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục một cách triệt để nhất.

Cách khắc phục những lỗi thường gặp khi sử dụng biến tần

Kết quả hình ảnh cho sửa  chữa icon

- Đối với lỗi quá dòng (Overcurrent): Nếu ngõ ra bị ngắn mạch, chúng ta hãy tháo terminal (U, V, W) từ ngõ ra của Biến tần, kiểm tra điện trở giữa các pha, kiểm tra khi điện trở quá thấp và  gỡ bộ phận nào làm ngắn mạch, nếu mất mass từ ngõ ra của biến tần thì kiểm tra bằng đồng hồ MegaOhm.

- Đối với lỗi quá áp: Nếu tải trọng của thiết bị tự động hóa quá nặng thì hãy so sánh mômen hãm của tải với biến tần, chọn điện trở xả nhỏ gắn vào biến tần, và thay biến tần cấp lớn hơn.

- Đối với lỗi bảo vệ áp thấp: Nếu là lỗi tức thời thì chỉ cần reset lại biến tần, nếu điện áp của nguồn không đúng với thông số của biến tần thì nên kiểm tra ngõ vào và tăng điện áp ngõ vào cho phù hợp với thông số của biến tần.

- Đối với lỗi mất pha vào: Nêu dây nguồn vào bị đứt thì nên thay dây, nên kiểm tra điện áp ngõ vào và thay biến tần lớn hơn nếu bị mất cân bằng giữa ba pha hay điện áp ba pha quá lớn.

Thiết bị tự động hóa biến tần Fuji là một sản phẩm được nhiều người tin dùng trong ngành điện công nghiệp. Để mua thiết bị tự động hóa biến tần tốt nhất, hãy tham khảo bảng giá trên các trang web của sản phẩm và mua ở những cửa hàng uy tín nhất để đảm bảo chất lượng và độ an toàn.

 

Nguồn biên soạn

Chứng nhận phân phối

0913253380
zalo